Vào ngày mùng 7 tháng giêng có tổ chức các hội lễ Lễ Khai Hạ, Hội Làng Thúy Lĩnh,Hội Vĩnh Mỗ,Hội Chợ Viềng.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Các lễ hội ngày 1 tháng 7 Âm Lịch - Lễ Khai Hạ

Các lễ hội ngày 1 tháng 7 Âm Lịch - Lễ Khai Hạ

1.Lễ Khai Hạ (hạ cây nêu)

Thời gian: tổ chức vào ngày mùng 7 tháng 1 âm lịch.

Nội dung: Cây nêu trồng trong năm, khi sửa soạn đón tết cùng với cung tên bằng vôi trắng vẽ trước cửa nhà để trừ ma quỷ, đến ngày khai hạ sẽ được hạ xuống. Nhân dịp này, ngoài lễ cúng trời đất, người ta còn sửa lễ cúng gia tiên, cúng thổ công và thần tài. Sau ngày lễ này, mọi công việc thường xuyên của mọi người mới được bắt đầu trờ lại (đặc biệt với nghề nông).

2. Hội Làng Thúy Lĩnh

Thời gian: được tổ chức vào ngày mùng 7 tháng 1 âm lịch.

Địa điểm: phường Lĩnh Nam, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.

Đối tượng suy tôn: nhằm tưởng nhớ tới Xuân Nương - một nữ tướng tài giỏi của Hai Bà Trưng.

Nội dung: mở đầu lễ hội là tiệc cầu xuân dâng lên vị Thành Hoàng, theo truyền thống dọn cỗ chay, có củ mài và mật ong. Tục truyền việc mổ trâu "nồi da sáo thịt" để diễn lại tích năm xưa vị tướng của vua Hùng thờ Thần sông mà thoát nạn, khi lên bờ tìm trâu mổ thịt, lấy da làm nồi nấu để tế Thần sông. Trong ngày cuối cùng của hội, tổ chức diễn trò trình nghề ở bãi sông trước đình làng. Các vai diễn cày, bừa, gieo mạ, tát nước, bán con ngài tằm, bán bông thu hút nhiều người xem và tham gia.

3. Hội Vĩnh Mỗ

Thời gian: tổ chức vào ngày mùng 7 tới ngày 11 tháng 1 âm lịch.

Địa điểm: xã Cao Xá, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.

Đối tượng suy tôn: Nhằm tôn vinh Nguyễn Khoan (sứ quân ở thế kỉ 10).

Nội dung: Sau khi tiến hành các thủ tục lễ tế thành hoang làng thì cũng là lúc hội thi vật diễn ra nhưng người đoạt giải cuối cùng (sau 5 ngày) phải ôm giải cắm đầu chạy khỏi làng mới được ngoái cổ lại nhìn.

4. Hội Chợ Viềng

Thời gian: tổ chức từ nửa đêm ngày mùng 7 đến sáng ngày mùng 8 âm lịch.

Địa điểm: xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, và thị trấn Nam Giang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.

Đối tượng suy tôn: Lễ Thánh Mẫu Liễu Hạnh Thần chủ Đạo Mẫu Việt Nam.

Nội dung: Chỡ Viềng là chợ cầu may mỗi năm chỉ họp một phiên duy nhất. Chợ bày bán đủ thứ hàng hóa nhưng điều đặc biệt ở đây là cả người bán lẫn người mua đều không đạt mục đích lợi ích kinh tế lên hàng đầu. Những sản phẩm mà chợ bày bán thường mang tính chất phục vụ sản xuất tiểu nông như: cái cày, cái cuốc, cái dao, cái liềm, cái thúng, cái mủng... hoặc là một số loại cây trồng vật nuôi như cây chanh, cây ớt, các loại cây cảnh.

Tuy nhiên, điểm nổi bật và gây ấn tượng nhất đối với du khách ở hội chợ viềng này là những miếng thịt bê thui vàng ruộm được bày bán khắp chợ. Người ta quan niệm đi hội chợ Viềng mà không mua bán một thứ gì đó thì coi như chưa từng tới chợ Viềng, chưa được may mắn. Vì thế, hội chợ Viềng ngày xưa còn có tên gọi là chợ cầu may.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu

Lễ Khai Hạ Hội Làng Thúy Lĩnh Hội Vĩnh Mỗ Hội Chợ Viềng


quý khí xem tuổi giàu sang Huyệt mộ bán tranh uyên ương đinh dậu 2017 đinh dậu 2014 Sao lực sĩ ở cung mệnh LUẬN BÀN Việc Lập Gia Đình Qua Các Sao cách đề phòng yêu râu xanh ý nghĩa sao tử bói hắt xì Sao văn xương Những tháng tốt và kỵ trong cưới gả Sao Thiên hình cÔNG đồng SINH KHÍ vẠtính tình Bạch Lạp Kim cách đặt tên con trai hay nhất đeo nhẫn Sao thiên hư Hội Miếu Ba Thôn tiền tài lòng bàn tay Năm nào 12 con giáp dễ phát tài nhất hình xăm ngôi sao Y nghia sao Thien hinh sinh năm 1960 xem tử vi Ý nghĩa nốt ruồi trên đường Ngón tay bảo bình có hợp với xử nữ Sao Kiếp sát niệm Phật Yên Tứ Hóa tướng ngón tay cái giật mình chuyện trẻ yêu sớm xem chỉ tay đoán vận mệnh hắt xì hơi Tứ Trụ chọn màu sơn nhà phù hợp phong chuyện tình song tử và nhân bồ bà mẹ Ma Kết Ma kết Người tuổi Tỵ Lý giải về hiện tượng xem bói bằng miệng đàn ông