Vào ngày mùng 6 tháng 9 âm lịch hàng năm tại quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng lại diễn ra lễ hội là Hội Chọi Trâu Ở Đồ Sơn.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Lễ hội tiêu biểu diễn ra trong ngày 8 tháng 6 - Hội Chọi Trâu Ở Đồ Sơn

Lễ hội tiêu biểu diễn ra trong ngày 8 tháng 6 - Hội Chọi Trâu Ở Đồ Sơn

Hội Chọi Trâu Ở Đồ Sơn

Thồi gian: tổ chức vào ngày 8 tháng 6 và 9 tháng 8 âm lịch.

Địa điểm: quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng.

Nội dung: Lễ hội chọi trâu cũng như nhiều lễ hội khác có hai phần, phần lễ và phần hội đan xen. Từ ngày mùng một đầu tháng, các vị cao niên trong làng đã ra làm lễ tế thần Điểm Tước ở đình Tổng. Lúc này, các làng có trâu chọi đều phải ra làm lễ. Sau đó là lễ rước nước ( có gắn với tục tế Thuỷ Thần). Lọ nước thần mỗi năm thay một lần được từng làng ( phường ) mang về đình riêng. Tại đình làng, các  chủ trâu được cho trâu ra làm lễ Thành Hoàng. Sau khi làm lễ thần, trâu chọi đã chính thức được gọi là "Ông trâu", là biểu tượng của tâm linh, là niềm tin, và là ước vọng của người dân nơi đây. Sáng ngày chính hội, 9/8 âm lịch, dân cư trong phường đều kéo ra đình. Từ đây, lễ rước các "Ông trâu" ra sới đấu với kiệu bát cống, long đình bát biểu, cờ thần bay phấp phới, rộn rã trong tiếng nhạc bát âm.

Phần hội diễn ra vào chính hội (9/8) với nhiều hoạt động mang đậm bản sắc dân tộc. Điệu múa khai hội được 24 tráng niên của làng chia thành hai hàng trình diễn vừa uyển chuyển, vừa mạnh mẽ, màu sắc biến hoá linh hoạt và huyền ảo trong những âm thanh của trống, thanh la. Theo cách nói của các lão làng, tiếng trống, tiếng thanh la có tác dụng tạo không khí trong sân bãi thúc giục các “ông trâu” thi đấu thêm phần quyết liệt. Với màn múa cờ, những lá cờ vung lên quật xuống mạnh mẽ, dứt khoát, nhịp nhàng, có lúc đan chéo vào nhau như hai đội quân đang giao chiến, thể hiện sự dũng cảm của con người chống chọi với biển khơi. Đúng 8 giờ, tiếng trống, tiếng chiêng khai hội, dịch loa gọi các “ông trâu” vào trận vang lên. Từ hai cổng bắc - nam của sới đấu, từng đôi trâu được dắt ra đứng dưới chân cột cờ Ngũ Phụng (ở hai bên). Hiệu lệnh phát ra thì hai trâu từ hai phía di chuyển lại gần nhau hơn, cách nhau chừng 20 m. Hiệu lệnh tiếp theo người dắt trâu đột nhiên rút dây mũi, hai trâu liền lao vào nhau bắt đầu trận so tài. Khi đã phân thắng bại, cảnh "Thu trâu" cũng diễn ra vô cùng hấp dẫn bắt bằng được con thắng để phải thi đấu xếp loại, phân ngôi nhất nhì...

Theo quan niệm cổ xưa, nếu trâu làng nào thắng trận trong lễ hội, năm ấy cả làng sẽ gặp nhiều may mắn, mưa thuận gió hoà, mọi người bình yên trong suốt hành trình đi biển. Và đặc biệt hơn nữa là cho dù thắng hay thua, sau khi kết thúc lễ hội, các trâu đều được mổ thịt tế lễ trời đất, cầu mùa màng thuận hoà. Người ta cũng tin rằng, nếu được ăn thịt trâu chọi trong dịp lễ hội, sẽ gặp nhiều điều may mắn.

Lễ hội chọi trâu mang đậm nét văn hoá tâm linh của người dân miền biển, góp phần tạo nên phong cách rất riêng cho một vùng duyên hải.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu

Hội Chọi Trâu Ở Đồ Sơn Hội Chọi Trâu Ở Đồ Sơn Hải Phòng các lễ hội trong ngày 6 tháng 9 âm lịch


đào hoa thích động chân bể cá vàng cách hóa giải 3 cửa thông nhau 13 xem tử vi Xem các chòm sao nữ thay đổi ông công ông táo 23 âm lịch tướng môi mỏng đặt tên doanh nghiệp theo phong thủy hu cách bố trí bếp con khắc cha mẹ xem bàn tay đoán vận mệnh thị phi uống Phật Thích Ca Mâu Ni hiện cầu tài lộc phương pháp thúc đẩy tài lộc đá quý con cái khắc cha mẹ XEM NGAY SINH Chòm sao nam m㒾 tuổi bính tý 1996 nghiên người gian xảo bể cá vàng phong thủy cách đặt bếp ga theo phong thủy ト訴nh Lâm tạ mộ cuối năm Sao phượng các tướng ngũ đoản ngưu giác người tuổi thân Hội Bình Đà bàn tay nhỏ tướng số Táo anh việt mơ thấy heo phong thủy gia đình xem tử vi Tử vi trọn đời tuổi Mậu Tý hình dáng trán lễ Phật đản sinh cấm kị phong thủy mơ thấy mặt trăng xem phim tể tướng lưng gù tập 2