Theo phong tục Việt Nam, miếng trầu tuy rẻ tiền nhưng chứa đựng nhiều tình cảm ý nghĩa, giàu nghèo ai cũng có thể có, vùng nào cũng có. Miếng trầu đi đôi với lời chào, người lịch sự không ăn trầu cách mặt nghĩa là đã tiếp thì tiếp cho khắp :
"Miếng trầu" là đầu câu chuyện

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Tiện đây ăn một miếng trầu
Hỏi rằng quê quán ở đâu chăng là

      "Đầu trò tiếp khách" là trầu, ngày xưa ai mà chẳng có, hoạ chăng riêng Tú Xương mới "Bác đến chơi nhà ta với ta"

Quí nhau mời trầu, ghét nhau theo phép lịch sự cũng mời nhau ăn trầu nhưng "cau sáu ra thành mười".

Đặc biệt "trầu là đầu câu chuyện" giao duyên giữa đôi trai gái:
"Lân la điếu thuốc miếng trầu, đường ăn ở dễ chiều lòng bạn lứa".

- Trầu vàng nhá lẫn trầu xanh
Duyên em sánh với tình anh tuyệt vời.

Mời trầu không ăn thì trách móc nhau:

- Đi đâu cho đổ mồ hôi
Chiếu trải không ngồi trầu để không ăn.
- Thưa rằng bác mẹ tôi răn
Làm thân con gái chớ ăn trầu người.

    Khi đã quen hơi bén tiếng, trai gái cũng mượn miếng trầu để tỏ tình, nhất là các chàng trai nhờ miếng trầu mà tán tỉnh:

- Từ ngày ăn phải miếng trầu
Miệng ăn môi đỏ dạ sầu đăm chiêu.
- Một thương, hai nhớ, ba sầu
Cơm ăn chẳng được, ăn trầu cầm hơi.

    "Có trầu, có vỏ, không vôi" thì môi không thể nào đỏ được, chẳng khác gì "có chăn, có chiếu không người năm chung".

- Cho anh một miếng trầu vàng
Mai sau anh trả cho nàng đôi mâm.
- Yêu nhau chẳng lấy được nhau
Con lợn bỏ đói, buồng cau bỏ già.

    Miếng trầu không đắt đỏ gì "ba đồng một mớ trầu cay" nhưng "miếng trầu nên dâu nhà người".

Ngày nay để răng trắng nhiều người không biết ăn trầu nữa, nhất là ở thành phố, nhưng theo tục lệ nhà ai có con gái gả chồng, sau khi ăn hỏi xong cũng đem cau trầu cau biếu hàng xóm và bà con nội ngoại. Vì miếng trầu là tục lệ, là tình cảm nên ăn được hay không cũng chẳng ai chối từ

Thời xưa, ăn trầu còn sợ bị bỏ "bùa mê", "bùa yêu" nên người ta có thói quen:

- Ăn trầu thì mở trầu ra
Một là thuốc độc hai là mặn vôi.

    Các cụ càng già  càng nghiện trầu, nhưng không còn răng nên "đi đâu chỉ những cối cùng chày" (Nguyễn Khuyến). Cối chày giã trầu làm bằng đồng, chỉ bỏ vừa miếng cau, miếng trầu, miếng vỏ nhưng trạm trổ rất công phu, ngày nay không còn thấy có trên thị trường nên các cụ quá phải nhở con cháu nhá hộ.

Vì trầu cau là "đầu trò tiếp khách" lại là biểu tượng cho sự tôn kính, phổ biến dùng trong các lễ tế thần, tế gia tiên, lễ tang, lễ cưới, lễ thọ, lễ mừng... Nên têm trầu cũng đòi hỏi phải có mỹ thuật, nhất là lễ cưới có trầu têm cánh phượng có cau vỏ trổ hoa, "cau già dao sắc" thì ngon. Bày trầu trên đĩa, hạt cau phải sóng hàng, trầu vào giữa, đĩa trầu bày 5 miếng hoặc 10 miếng, khi đưa mời khách phải bưng hai tay. Tế gia tiên thì trầu têm, còn tế lễ thiên thần thì phải 3 là trầu phết một tí vôi trên ngọn lá và 3 quả cau để nguyên .


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


buôn mua xe hoi theo phong thuy dầm ngang xem tuoi nhân Số điện thoại tướng rốn tuổi tí giáp dần nữ bên dòng suối mơ lÃ Æ m㒾 đặt tên cho con theo phong thuy tuần triệt SAO ĐÀ LÀ Thúy mơ thấy ốc sên Gia dao Boi bai tay Tính thái mơ thấy nhà cẩn LÃƒÆ hình xăm bướm đẹp tóc chàm tu vi Đoán độ chung thủy qua phương pháp cung hoang dao Tuổi tỵ mẹo thế nào là xuyên tâm sát tá linh Kết mơ thấy giường Bí quyết phong thủy đơn giản tăng vận màu xanh lá cây có ý nghĩa gì Hội Đường chỉ tay nốt ruồi ở tay Kinh dich tà y độc học môi trường cơ bản sao giải hạn việc làm dáng bàn tay ân đẩu số mơ thấy nước sông dâng cao Thắc mắc Phụ nữ độc thân nên biết đến phong sá Ÿ