"Trăm hay không bằng tay quen”, đây là câu thành ngữ mà chúng ta vẫn thường nói để nhắc nhở nhau rằng mọi kỹ năng đến từ việc thực hành luyện tập chăm chỉ.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

"Trăm hay không bằng tay quen”, đây là câu thành ngữ mà chúng ta vẫn thường nói để nhắc nhở nhau rằng mọi kỹ năng đến từ việc thực hành luyện tập chăm chỉ.

Chuyện kể rằng, có một cung thủ kỳ tài tên là Trần Nghiêu Tư. Ông không bao giờ bắn trượt bất cứ mục tiêu nào, học trò của ông đã gọi ông với biệt danh “cung thủ thần tài”. Trần Nghiêu Tư vô cùng tự hào về khả năng của mình, và tin rằng ông chính là người bắn cung điệu nghệ nhất trên đời.

Một ngày, trong khi đang bắn tên, Trần Nghiêu Tư thu hút đám đông chú ý và bắt đầu tung hô tài năng của mình. Trong đám đông ấy có một ông lão bán dầu, ông ta chỉ lắc đầu và không lộ vẻ ấn tượng gì.

Ngạc nhiên trước thái độ của ông lão, Trần hỏi: “Ông có thể làm được không?”

Ông lão trả lời: “Không”!

Trần lại hỏi: “Ông nghĩ sao về tài bắn cung của tôi?”

Ông lão đáp lại: “Cũng được đấy, nhưng không có gì đặc biệt cả; tất cả chỉ cần luyện tập là có thể làm được”.

Điều này khiến Trần không vui. Một trong những học trò của Trần nói với ông lão bán dầu: “Không ai có thể sánh với tài năng bắn cung của thầy tôi. Sao ông dám hạ thấp thầy tôi chứ?”

Đám đông ai nấy đều sửng sốt. Ông lão bán dầu quay sang Trần và nói: “Điều đó cũng chẳng là gì cả. Tôi có thể làm được việc này nếu tôi đã luyện tập nó rất nhiều. Mọi kỹ năng đều đến từ việc luyện tập mà thôi”.

Không nói lời nào, ông lão lấy ra một cái bình, để nó trên mặt đất, và đặt một đồng xu có lỗ vuông ở giữa lên trên miệng bình. Rồi ông rót dầu từ chiếc gáo gỗ vào bình mà không để rớt một giọt dầu nào lên đồng xu ấy.

Nói xong, ông lão quay đi, để lại đám đông lặng nhìn nhau.

Lời nhận xét của ông lão bán dầu đã khiến Trần vô cùng hổ thẹn về hành vi ngạo mạn của mình trước đó. Kể từ đó, Trần trở nên khiêm tốn, hòa nhã và luyện tập bắn cung chăm chỉ hơn trước. Chẳng bao lâu sau, Trần trở nên nổi tiếng không chỉ về tài bắn cung điêu luyện, mà còn về nhân cách của mình.

Về sau, người ta sử dụng thành ngữ “Thục năng sinh xảo” (Trăm hay không bằng tay quen) để nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hành và luyện tập.

Theo Vietdaikynguyen


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu

tich truyen truyện hay thành ngữ


ngọn đồi thiêng tử vi tháng 5 của người tuổi Thân cung xử nữ và cung bảo bình có hợp nhau Giat mat trai xem tướng cho nam giới Giap 礼意久久礼品礼品网生日礼物 hình xem tử vi Cách đặt bàn thờ Thần Tài cỡ Thổ chòm sao kín miệng Chữ doi hóa giải hung sát cách xem phong thủy nơi làm việc Lễ Hội Mai Viên Xem bói tình yêu Cự Giải và Bọ Cạp 2014 tướng mông chọn màu xe hợp mệnh cách tính net cash flow hang tướng miệng đàn ông Vị độ dài các ngón tay thien Phong thủy là gì cung điền trạch văn khấn lễ đình đền miếu phủ tu vi Dòm mặt để bắt hình dong giấc mơ biển diễn viên dấu hanh phuc bài tập cho cơ thể khỏe hình xăm cho mệnh thủy cấm kị phong thủy dẫn tới phá sản kỷ tỵ 1989 nữ Thuoc Tuổi hợi la so canh dần 2010 mệnh gì các ngày tốt trong năm 2014 lối Đào hoa ở cung mệnh Tien quan niệm về thời gian của 12 chòm sao bói Thứ